Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người
“Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người” là một cuốn sách hấp dẫn, cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ, từ những nỗ lực biểu ý bằng lời nói sớm nhất của con người cho đến hơn 7.000 ngôn ngữ hiện diện trên thế giới.
Để chuẩn bị cho 30 triệu thanh niên Việt nền tảng tri thức đúng đắn và toàn diện, tạo nên sức mạnh tri thức, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, thể chất để Khởi Chí – Lập Thân – Khởi Nghiệp giúp quốc gia giàu mạnh và trường tồn. Chuyên mục “Hành trình từ trái tim” của Trung Nguyên Legend sẽ tiếp tục khởi đăng các loạt bài viết giới thiệu các cuốn sách quý trong Tủ sách nền tảng đổi đời – Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ, tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.
“Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng gần 10 năm qua, đến nay đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng – Quân chủng Hải quân, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… cùng nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế giới, Soha…
“Hành trình từ trái tim” nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ thanh niên Việt Nam; nhằm cung cấp nền tảng tri thức đúng đắn và hiểu biết toàn diện cho 30 triệu thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý của Tủ sách nền tảng đổi đời – Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ, tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại: Huyền học, Triết học, Khoa học, Chính trị học, Kinh tài học, Tâm lý học, Xã hội học, Đạo đức học, Nghệ thuật – Mỹ học, Âm thanh – Ngôn ngữ học, Y học và Võ học. Để từ đó, các thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, cùng nhau nỗ lực luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mạnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một dân tộc vĩ đại và trường tồn.
Vậy nên chúng ta rất cần tình thương của nhau, động viên nhau, là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhau; cùng nhau vượt qua mọi sự khác biệt, mọi sự bất đồng, hận thù trong quá khứ – nếu có; vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, cùng nhau truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi xung đột, mọi nguy cơ và thảm họa – dù là thiên tai hay nhân tạo để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.
Nước Việt mình nhất định phải trở thành Đế chế toàn cầu.
Hãy tin vào thiên mệnh của dân tộc mình!
Ngôn ngữ – Phát minh vĩ đại nhất của loài người
Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách “Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người”.
Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một “Những tông Hominini đầu tiên”, ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai “Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ” phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba “Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ” là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất – ngôn ngữ nói – tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách – “Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ” nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.
Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.
Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa – xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.
Sự tiến hóa của ngôn ngữ
Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.
Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hoá tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hoá và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái Đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay kí hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý – thần kinh, bộ máy phát âm thanh… đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.
Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.
Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.
“Lược sử Ngôn ngữ” là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.
Cuốn sách được Nhà sáng lập – Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.
Tủ sách “Nền tảng đổi đời” hợp nhất tinh hoa tri thức toàn nhân loại bao gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập – Chủ Tịch Tập Đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.
Tủ sách “Nền tảng đổi đời” cung cấp kiến thức, giúp học hỏi về 12 lĩnh vực căn cốt nhất của đời sống bao gồm: Huyền học, Triết học, Khoa học, Chính trị học, Kinh tài học, Tâm lý học, Xã hội học, Đạo đức học, Nghệ thuật – Mỹ học, Âm thanh – Ngôn ngữ học, Y học và Võ học nhằm khuyến khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức nhân loại. Từ đó, chuyển hóa sức mạnh tri thức thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần giúp mỗi cá nhân và quốc gia rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.
Một dân tộc vĩ đại là dân tộc biết thượng tôn và tôn thờ tri thức,
Khao khát truy cầu và sẻ chia chân lý!
“Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người”
TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!
(Đón đọc kỳ sau: “Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông”)