Kỳ 95: Dorothy Day – Vì một xã hội tốt đẹp hơn bằng tình yêu thương

25/04/2023
2291

Cà phê và hàng quán cà phê là năng lượng và nơi chốn tái cấu trúc tư tưởng thời đại, hình thành các phong trào tiến bộ, góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, thịnh vượng.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới – Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Không gian thúc đẩy khát vọng bình đẳng, hòa bình

Thế kỷ 20, xã hội Mỹ có sự phát triển sâu sắc trong các vấn đề về chủ nghĩa dân tộc, hiện đại hóa và chủng tộc, thông qua nhiều phong trào tiến bộ như: Phong trào quyền bầu cử của phụ nữ, khủng hoảng những năm 20, phong trào phản văn hóa, chủ nghĩa tự do, phong trào phụ nữ, phong trào dân quyền…

Trong bối cảnh đó, Greenwich Village, một khu phố phía tây New York, nổi tiếng là đô thị phóng khoáng với cộng đồng cư dân tiến bộ và những câu lạc bộ, nhà hát, hàng quán cà phê, đã trở thành nơi trú ẩn của những người có tư tưởng và thái độ cấp tiến, sáng tạo, như: William Faulkner, Eugene O’Neill Robert, Mark Twain, Maxwell Bodenheim, Bob Dylan, Billie Holiday… Greenwich cũng là nơi khai sinh của các phong trào, ý tưởng mới trên nhiều phương diện như nghệ thuật, văn hóa, chính trị… Có thể nói Greenwich đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền văn hóa Mỹ đa dạng, đặc sắc ở thế kỷ 20 và tái định hình tư tưởng thời đại về các vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, quyền phụ nữ, giới tính…

Trong đó, Café Society, được thành lập năm 1938, là một địa điểm nổi bật của Greenwich, nơi hòa nhập chủng tộc đầu tiên ở New York. Khác với các không gian khác chỉ dành cho người da đen hoặc da trắng, Café Society đã đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng, mở cửa chào đón tất cả thành viên thuộc mọi chủng tộc. Đây là điều chưa từng có trước đây. Năm 1940, Café Society mở chi nhánh thứ hai và nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực, thu hút các nhà văn, trí thức, các chính trị gia bao gồm Ralph Bunche, Richard Wright, E. Franklin Frazier, Eleanor Roosevelt… Chính trong môi trường cởi mở, hòa nhập này đã giúp giới trí thức, những con người yêu hòa bình, hình thành nhiều ý tưởng và kế hoạch hành động vì một thế giới tốt đẹp và bình đẳng hơn.

Với các không gian phóng khoáng, quy tụ những nhà tri thức, học giả cấp tiến mang tư tưởng, khát vọng về một thế giới bình đẳng, văn minh, Greenwich là nơi chốn có tác động lớn đến tư tưởng và khuynh hướng hành động của Dorothy Day (1897 – 1980) – một nhà báo chính trị cấp tiến, nhà hoạt động xã hội, người ủng hộ quyền của người lao động vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Hành trình kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn bằng tình yêu thương

Dorothy Day (1897 – 1980) được đánh giá là nhà chính trị cấp tiến công giáo nổi tiếng nhất nước Mỹ. Suốt cuộc đời của mình, bằng đức tin và lòng dũng cảm, Dorothy đã thách thức trật tự thế giới đang thịnh hành, dấn thân hành động vì hòa bình và một xã hội tốt đẹp hơn.

Thời thơ ấu, Dorothy Day đã thể hiện tình yêu mãnh liệt với những người dân lao động. Năm 9 tuổi, chứng kiến trận động đất phá hủy thành phố San Francisco và sự hy sinh, lòng bác ái của những người xung quanh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bà.

Đặc biệt, Dorothy say mê đọc sách từ thời thiếu niên và dành sự quan tâm đối với các tác phẩm về người lao động với sự nghèo đói, tuyệt vọng và hỗn loạn của các tác giả như: Jack London, Herbert Spencer, Darwin, Peter Kropotkin, Dostoevsky, Tolstoy, Gorky, đặc biệt là Upton Beall Sinclair với “The Jungle”. Những tác phẩm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Dorothy Day, giúp củng cố quyết tâm tham gia hoạt động xã hội, thách thức trật tự xã hội đang tạo ra những đau khổ cho con người của bà.

Rời trường đại học, Dorothy Day làm việc cho các tờ báo The Call, The Masses. Bà tiếp cận các cuộc đình công, biểu tình và dùng ngòi bút đấu tranh cho người lao động. Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bà là một nhà báo cấp tiến, ủng hộ quyền của người lao động và cuộc cách mạng vô chính phủ – xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, thời gian sống tại Greenwich Village, Dorothy Day thường xuyên đến các hàng quán cà phê, câu lạc bộ để tham gia sinh hoạt cùng các nhóm theo đuổi chủ nghĩa hòa bình. Gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng nơi đây, như: nhà viết kịch Eugene O’Neill, nhà văn cấp tiến Mike Gold, nhà báo Anna Louise Strong và nhà hoạt động xã hội Elizabeth Gurley Flynn… đã giúp bà mở rộng tư tưởng, nhận thấy trách nhiệm của cá nhân trong việc tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Từ đây, Dorothy Day đã phát hiện ra “chủ nghĩa hòa bình” và thiên chức “thay đổi thế giới” với tư cách một nhà báo.

Năm 1927, Dorothy Day trở thành người Công giáo và mong muốn thiết lập một cuộc đời tràn ngập niềm vui, tình yêu thương. Với niềm tin công giáo và lý tưởng vì người nghèo, bà không ngừng tìm cách hiện thực hóa khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tại thời điểm đó, bà đã gặp Peter Maurin – một nhà thuyết giáo có tầm nhìn về công bằng xã hội.

Theo đó, những năm 1930, Peter Maurin và Dorothy Day đã hợp tác thành lập Phong trào Công nhân Công giáo (The Catholic Worker). Đây là một công trình được xây dựng từ sự yêu thương, sự nhiệt tình vô hạn và quyết tâm phi thường của cả Day và Maurin nhằm tạo ra một cấu trúc xã hội mới để giải quyết vấn đề nghèo đói một cách có hệ thống.

Dorothy Day tham gia viết báo, biên tập, sản xuất tờ báo Công nhân Công giáo chuyên cung cấp tin tức về vấn nạn lao động trẻ em, phân biệt chủng tộc, ủng hộ người lao động… Được bán với giá một xu, tờ báo đã tiếp cận được mọi đối tượng, mọi tầng lớp. Qua đó, Dorothy Day đã góp phần tuyên truyền, giáo dục, tác động đến tư tưởng, xóa nhòa sự phân biệt xã hội và định hình nhận thức của người nghèo.

Đồng thời, hàng loạt những “ngôi nhà hiếu khách” đã được Day và Maurin hình thành để tiếp đón, các nạn nhân vô gia cư. Phong trào nhanh chóng được ủng hộ và phát triển sang các thành phố khác ở Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Đến năm 1936, hơn 30 cộng đồng Công nhân Công giáo được thành lập tại Mỹ và đến nay là hơn 150.

Với hơn 75 năm hoạt động không mệt mỏi, Dorothy Day đã để lại một di sản to lớn cả trong và ngoài cộng đồng giáo dân công giáo. Trong đó, một nhóm nòng cốt những nhà hoạt động chống hạt nhân đã được tập hợp, thúc đẩy phong trào phản đối thử nghiệm hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, đây là tiền đề cho phong trào hòa bình vĩ đại vào cuối những năm 60.


Trên hành trình theo đuổi khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn bằng tình yêu thương, cà phê và hàng quán cà phê là một chất xúc tác, kết nối quan trọng giúp khai mở tư tưởng, thúc đẩy quyết tâm và hành động của Dorothy Day. Những hàng quán cà phê ở Greenwich đã trở thành không gian kết nối Dorothy Day với những con người có tư tưởng cấp tiến, giúp bà nhận thức rõ trách nhiệm của mình với toàn thể nhân loại và phải hành động nếu muốn thay đổi thế giới theo cách tích cực. Trong khi đó, cà phê là nguồn năng lượng song hành mỗi ngày với Dorothy Day. Ngay cả trong những thời điểm hỗn loạn nhất cuộc đời, Dorothy Day vẫn dành vài giờ để uống cà phê và đọc thánh vịnh vào mỗi sáng. Bà luôn mang theo kinh thánh và cà phê trong những chuyến đi đến các vùng đất khác nhau, như một cách tiếp thêm sức mạnh để dấn thân vào công cuộc xây dựng xã hội hòa bình.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Cà Phê Triết Đạo

Đón đọc kỳ sau: Cà phê và sự ra đời của các trường phái nghệ thuật