Bài 5: Sự thấu ngộ vĩ đại về bản thân – bản thể con người

02/07/2024
110

Sự Thấu Ngộ Địa Sinh Quan chính là việc thấy được sự hài hòa kỳ diện, tính toàn vẹn và nhất quán của Tinh Cầu để chứa đựng hệ sinh thái của sự sống; thấu ngộ được Thiên ý đích thực khi Đức Chúa Trời kiến tạo nên tinh cầu là trở thành tinh cầu hình mẫu hoàn hảo trong toàn cõi vũ trụ.

Trước giờ, cộng đồng xã hội chỉ biết Chủ Tịch Đặng Lê Nguyên Vũ qua các phương tiện truyền thông báo chí, qua các hoạt động của tổ chức Trung Nguyên Legend, qua các vấn đề trong đời sống gia đình, chứ không phải là những dữ liệu bí mật thực sự có thể tiết lộ nên sự thật về vị Chủ Tịch Tôn Kính này!

Đó là sự thật về diễn trình hơn 10 năm về cuộc đời đầy bí ẩn kỳ bí mà Chủ Tịch Vũ đã chịu đựng toàn diện, liên tục và vượt qua được thử thách cao độ trong từng cảnh giới, cả từ ý thức đến vô thức, từ hữu hình đến vô hình, trọn vẹn cả Thân-Tâm-Trí trong từng sát–na để có được những Đại thấu ngộ về Bản chất cốt lõi của Vũ trụ cũng như con đường tiến hoá của văn minh nhân loại từ quá khứ, hiện tại cho tới tương lai.

Tất cả được ghi chép chân thật thành 12 kỳ, đã được nhiều tờ báo đăng tải 3 kỳ đầu tiên và nhận được sự quan tâm sâu sắc, mong mỏi lớn của đông đảo bạn đọc muốn được các tờ báo tiếp tục khởi đăng với những nội dung sẽ được hiển lộ trong các kỳ tiếp theo. Vì vậy, để đáp ứng sự mong đợi lớn lao của cộng đồng và rất nhiều độc giả, nay tòa soạn tiếp tục đăng tải các sự thật còn lại đầy đủ trong các kỳ báo tiếp theo sau đây.

Nhị Đại Thấu Ngộ, Thấu ngộ Bản chất của mọi Sự sống – Cội nguồn của mọi Sự sống; từ đó Triệt Ngộ được toàn vẹn về Địa Sinh Quan Tinh Cầu.

Tam Đại Thấu Ngộ: Thấu ngộ bản thân-bản thể của Con người – mục đích đích thực của sự sống loài người – bản chất đích thực của hạnh phúc nhân loại.

Bao gồm ý nghĩa của cuộc sống, bản thể toàn diện của thể xác-thể khí-thể linh hồn-thể nghiệp quả luân hồi, giới hạn của sự sống vượt trên quy luật Sinh-Lão-Bệnh-Tử, công thức để tiêu từ Tam Độc, đạt tới Tam Phúc và Chân Phúc cho tới sự Trường Tồn, Bất Tử.

Bản Thân – Bản Thể của Con Người gồm 5 thể chuyển hóa vừa từ thấp lên cao, từ hữu hình lên vô hình, từ đậm đặc nặng nề lên vi tế thanh cao; bao gồm:

  • Thể xác: là toàn bộ các cấu trúc phân tử tế bào, lục phủ ngũ tạng, v.v
  • Thể Trí (hay còn gọi là thể vía): là các ý thức, suy tư, tưởng tượng, niềm tin, cảm xúc, hiểu biết, quan điểm, niềm tin, trí tuệ…
  • Thế khí: là thể năng lượng sống được hấp thụ chủ yếu qua 4 đường: khí Tiên Thiên từ mẹ truyền qua, khí Hậu Thiên: ngủ, thiền, và môi trường sống thanh sạch (môi trường tự nhiên và các mối quan hệ thân thiết).
  • Thể Tâm (hay còn gọi là thể linh hồn) là đặc tính của linh hồn bất tử, là tiểu ngã muốn tiến hóa về với Chân Ngã.
  • Thể Nghiệp Quả – Luân Hồi: là phước đức hay tội nghiệp mà linh hồn đó tạo ra trong các kiếp sống, là nguồn chân năng lượng gốc mà Đấng Tạo Hóa ban cho một cách tuyệt đối công bằng – công bình – công chính qua mức độ của các thiện nghiệp – hay ác nghiệp cả về thân, khẩu, ý, hành, thành của một linh hồn. Hay hiểu một cách bản chất hơn thì thể nghiệp quả – luân hồi (hay gọi tắt là thể nghiệp) chính là khoảng cách giữa thể tâm của một cá thể đối với Chân Tâm của Đại Vũ Trụ – chính là Đại Chân Ngã – Đấng Tạo Hóa – Đức Chúa Trời. Linh hồn nào (thể tâm) càng gần với Chân Tâm – Chân Ngã thì nghiệp xấu càng ít, phước đức càng cao, các linh hồn được coi là giác ngộ chính là các linh hồn hòa nhập được với chân ngã, thể tâm hòa nhập được với Chân Tâm, khi đó thì nghiệp xấu bằng không và phước lành là vô lượng. Khi đó thể tâm và thể nghiệp hòa nhập làm một, nên linh hồn đó hoàn toàn tự do và thoát khỏi việc phải chịu đựng tam độc trong luân hồi.

Các thể này hoàn toàn tuân theo quy luật của Thiên – tức là quy luật của Đại Vũ Trụ, của Vũ Trụ Quan Minh Triết, và hoàn toàn là phản chiếu đồng dạng của Địa – tức là mô hình của Địa Sinh Quan Minh Triết ở tại từng thể cho đến các cấu phần của từng thể ở mọi cấp độ. Thể tâm và thể nghiệp là các thể thuộc về phần Thiên; thể Khí là thể đại diện cho phần Địa – là năng lượng sống trên tinh cầu; thể xác và thể trí là đại diện cho phần Nhân. Thiên bao bọc Địa, Địa bao bọc Nhân, để nhân tôn tạo Địa và tiến hóa, thăng tiến linh hồn về lại với Thiên. Các cá thể của con người tập hợp lại thành văn minh nhân loại.

Toàn bộ cá thể của con người được tương tác với nhau để định hướng về một mục tiêu chính yếu, đó là mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc vừa và mục đích bao trùm, vừa là bản chất tối hậu của sự sống; vậy bản chất thật và các cấp độ chuẩn xác của hạnh phúc là gì? Một trong những nguyên nhân cốt lõi làm cho loài người cứ luẩn quẩn và lầm lạc luân hồi và tam độc là bởi không biết chính xác hạnh phúc là gì, các cấp độ của hạnh phúc.

  • Hạnh phúc tương đối: là hạnh phúc có được khi chiến thắng được tam độc (bệnh tật, đói nghèo, đau khổ), sống đời tam phúc (khỏe mạnh, giàu có, hạnh phúc). Hạnh phúc này là tương đối vì không có cá nhân nào, tổ chức nào, chủng loài nào có thể giữ được sự hạnh phúc riêng biệt này mà không biết “cho đi”, giúp đỡ, yêu thương, thiện lạnh, phụng sự các đối tượng khác yếu thế và kém may mắn hơn mình. Hạnh phúc tương đối tương đương với việc thỏa mãn sự thành công của bản ngã – tiểu ngã (cái ngã cá nhân).
  • Hạnh phúc tuyệt đối: là hạnh phúc có được khi “cho đi”, “yêu thương” trách nhiệm, giúp đỡ tha nhân – các chủ thể khác đạt được hạnh phúc tương đối – chiến thắng được tam độc sống đời sống tam phúc trong cấp độ cá nhân và thù thắng Tứ Đại Hủy Diệt xây dựng xã hội thái bình, hòa bình, hạnh phúc ở cấp độ xã hội. Như vậy, hạnh phúc tương đối và việc phát triển và thỏa mãn đại ngã (cái ngã chung vượt trên cái tiểu ngã – bản ngã của cá thể) là Hạnh phúc tuyệt đối.
  • Hạnh phúc đích thực (Chân Phúc): Cái gọi là hạnh phúc tuyệt đối nêu trên vẫn là dừng ở mức độ nhất thời, chỉ khi hòa nhập được với Chân Ngã thì mới có được hạnh phúc đích thực, vượt thoát khỏi mọi điều kiện hình tướng về không gian, thời gian, mối quan hệ, luân hồi,…

Như vậy, để có được hạnh phúc toàn vẹn, con người còn phải thấu hiểu được cả sự tiến hóa chung của xã hội loài người trong khuôn khổ của Tinh Cầu Trái Đất và của cả Đại Vũ Trụ. Đại thấu ngộ thứ ba này chính là đại thấu ngộ về Nhân Sinh Quan Minh Triết.

(Còn tiếp…)