Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người

20/02/2024
1874

Trong hành trình hình thành nên những tư tưởng đạo đức con người, cà phê cùng hàng quán cà phê là nguồn năng lượng, nơi chốn khai mở những tư tưởng mới, hướng đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ để đạt được hạnh phúc đích thực.

Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người - hình bìa

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới – Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… của cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Khát vọng truy vấn nền tảng của hạnh phúc tối thượng

Từ thời văn minh cổ đại Hy Lạp, Trung Quốc, thông qua các hình thức suy nghiệm, quan sát, đối thoại, truy vấn được ghi chép và thực hiện bởi các nhà triết học, tư tưởng cổ đại, con người đã nhận thấy, sống không chỉ để thỏa mãn các nhu cầu bản năng mà cần tìm kiếm và thực hành những giá trị tốt đẹp để cuộc sống hạnh phúc hơn.

Cha đẻ của triết học Hy Lạp cổ đại – triết gia Socrates (470 – 399 TCN) đã khuyến khích giới học giả đương thời quan tâm nhiều hơn đến chân lý bản chất con người, thay vì nghiên cứu thế giới tự nhiên, khởi nguồn cho tư tưởng đạo đức học của người Hy Lạp cổ đại. Với những truy vấn về mối tương quan giữa tri thức và đức hạnh, ông cho rằng, tri thức phải gắn liền với khả năng nhận thức và thực hành điều thiện hảo, nhằm mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.

Các triết gia sơ khai như Plato (428 – 347 TCN), Aristotle (384 – 322 TCN), Epicurus (341 – 270 TCN)… cũng đi sâu tìm tòi và giải đáp những vấn đề liên quan đến đức hạnh, hành vi, cách cư xử đúng đắn của con người. Đây là các mô hình nền tảng, đóng góp sự phát triển rực rỡ của đạo đức học phương Tây về sau.

Từ những buổi trình bày quan điểm, tranh luận, biện chứng, các triết gia sơ khai đã định hình nên chiều hướng “đạo đức chuẩn mực” (Prescriptive Ethics), thống trị triết học đạo đức suốt hơn hai kỷ nguyên. Đạo đức chuẩn mực nghiên cứu về các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn luân lý, tìm cách phân biệt thật – giả, thiện – ác, đúng – sai, để giúp chọn lựa hành vi phù hợp với mục tiêu mang lại hạnh phúc cho con người. Đặc biệt, không dừng lại ở hạnh phúc con người, sự truy vấn đạo đức được các triết gia gắn liền với sự tồn tại, thịnh vượng của nhà nước và trật tự xã hội.

Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người - hình 1

Đến thế kỷ 16 – 17, một tầng lớp trí thức mới hình thành, giành lại quyền tự do tư tưởng, quyền tự chủ trong quyết định để thay đổi vận mệnh bản thân, xã hội. Con người nhận thức được sức mạnh sáng tạo, tri thức của chính mình và trở thành trung tâm của mọi hoạt động. Triết học theo đó không còn chịu sự chi phối của thần học, mà trở về chức năng tìm kiếm, khám phá chân lý và hướng đến mục đích tối cao của con người là truy cầu cuộc sống hạnh phúc, hoàn hảo. Bên cạnh các học thuyết về chính trị, kinh tế, hay triết học tự nhiên, đạo đức học trở thành vấn đề nghiên cứu nổi bật của triết học trong giai đoạn này. Đạo đức học từ nghiên cứu đức hạnh và tính cách đúng đắn của bản tính con người, đã chuyển sang nghiên cứu cách mỗi cá nhân phải sống đời mình như thế nào, với các quy chuẩn, nguyên tắc cần thiết trong cách cư xử và tính cách, để đạt được cuộc sống hạnh phúc.

Với khát vọng khám phá về bản chất và vai trò của con người, cách sống để đạt được hạnh phúc, các triết gia như Jeremy Bentham (1748 – 1832), John Stuart Mill (1806 – 1873), Immanuel Kant (1724 – 1804), Arthur Schopenhauer (1788 – 1860)… thời bấy giờ đã nỗ lực giải mã về các khía cạnh xoay quanh bản chất, hành vi con người. Từ đây, nhiều học thuyết đạo đức mới đã được khai sinh, dẫn hướng con người truy cầu hạnh phúc từ năng lực tự nhận thức, xác lập hành vi đúng đắn với cộng đồng.

Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người - hình 2

Cà phê – Năng lượng tạo dựng lối sống hạnh phúc đích thực

Thế kỷ 17 – 18, xã hội châu Âu có sự chuyển hóa mạnh mẽ về tâm thức con người, đề cao sức mạnh tri thức, tinh thần sáng tạo và khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Đây cũng là giai đoạn cà phê và hàng quán cà phê hiện diện khắp châu Âu, đóng vai trò năng lượng xúc tác, thăng hoa trí tuệ trong kỷ nguyên khai sáng, làm nền tảng cho sự thay đổi toàn diện của châu Âu và thế giới.

Được ví như thần dược cho não, tác động trực tiếp đến khả năng tập trung quan sát, tư duy, phân tích và suy luận, cà phê trở thành thức uống khai sáng và song hành với nhiều trí thức nhiều lĩnh vực triết học, khoa học, nghệ thuật, kinh tế, văn học… Các nhà trí thức đều hiển dương cà phê như nguồn năng lượng thức tỉnh và sáng tạo vô hạn. Đặc biệt, phần lớn các triết gia có ảnh hưởng chủ chốt trong sự ra đời của những trường phái đạo đức học đã luôn xem cà phê là thức uống cần thiết, như: Immanuel Kant (1724 – 1804), Jeremy Bentham (1748 – 1832), Arthur Schopenhauer (1788 – 1860)…

Triết gia Immanuel Kant (1724 – 1804), người có ảnh hưởng nhất trong triết học phương Tây, cha đẻ của chủ nghĩa đạo đức Kant, đã luôn yêu cầu phải có cà phê đúng giờ để tỉnh thức thực hiện các công việc trong ngày. Sở thích uống cà phê của Kant cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong tiểu luận Những ngày cuối cùng của Immanuel Kant (1827) của Thomas de Quincey. Chủ nghĩa đạo đức của Kant đã chỉ ra ý thức đạo đức của phương Tây đã thay đổi rất nhiều kể từ thời của các triết gia sơ khai Socrates, Plato và Aristotle. Không còn xem xét đức hạnh, cách cư xử và tính đúng đắn của con người mà nghiên cứu về các quy chuẩn đánh giá hành vi đạo đức. Các phạm trù đạo đức học mới cũng được hình thành như “hậu quả hành vi”, “ý định hành vi”, “nghĩa vụ”, “thiện chí”… Đóng góp nổi bật nhất của Kant cho đạo đức học là nhấn mạnh rằng hành động của một người chỉ có giá trị đạo đức khi hoàn toàn xuất phát từ nghĩa vụ của bản thân. Kant cũng đưa ra lập luận rằng, điều tuyệt đối tốt duy nhất là thiện chí và yếu tố quyết định một hành động đúng về mặt đạo đức là ý chí và động cơ của người thực hiện.

Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người - hình 3

Trong tiến trình hình thành và phát triển của triết học, các trường phái, tư tưởng mới đã được định hình khi các triết gia liên tục công khai trình bày, biện chứng xung quanh các quan điểm để lý giải và tìm chân lý. Với đặc điểm là không gian đón nhận mọi đối tượng và tự do tranh luận, hàng quán cà phê trở thành địa điểm đáng tin cậy, nơi hội tụ giới trí thức nghiên cứu, tranh luận để khám phá bản chất, tâm lý con người trong xã hội, tạo điều kiện cho sự khai sinh các học thuyết đạo đức học ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Tại Queen’s Lane Coffee House, Oxford (Anh), triết gia Jeremy Bentham (1748 – 1832) đã thường xuyên lui đến và lần đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa vị lợi. Đây là lý thuyết đạo đức lập luận rằng các hành động nên được đánh giá là đúng hay sai tùy theo mức độ chúng làm tăng hoặc giảm phúc lợi hay lợi ích của con người. Jeremy Bentham biến nguyên tắc vị lợi trở thành nền tảng cho một hệ thống đạo đức thống nhất và toàn diện, có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực của đời sống. Đồng thời, đặt nền móng cho đạo đức hiện đại và định hình các cuộc tranh luận đương thời về đạo đức và nhân quyền ngày nay.

Hàng quán cà phê ở Oxford cũng là nơi triết gia Thomas Hobbes (1588 – 1679) tham gia các cuộc thảo luận để thiết lập khế ước xã hội, giúp đưa ra những kết luận vững chắc về đạo đức và chính trị. Luận chứng khế ước xã hội của Hobbes đã ảnh hưởng đến lý luận của nhiều nhà triết học, tiêu biểu là John Locke, Jean-Jacques Rousseau và Immanuel Kant. Tại Pháp, không gian Café Procope cũng chính là nơi chốn đối thoại, tranh luận của những triết gia vĩ đại như Voltaire, Immanuel Kant, Jean-Jacques Rousseau…

Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788 – 1860), trong thời gian sinh sống tại Ý đã thường xuyên lui đến quán cà phê Caffè Greco, nơi được xem là trung tâm của người Đức tại Rome. Nơi đây, cùng với các học giả, triết gia, Arthur Schopenhauer đã thảo luận về những ý tưởng triết học chủ trương tối đa hóa hạnh phúc và giảm thiểu đau khổ trong xã hội. Cùng với việc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Immanuel Kant, Arthur Schopenhauer đã nghiên cứu, phản biện chủ nghĩa đạo đức Kant và vạch ra một quan điểm khác biệt về đạo đức. Ông cho rằng đạo đức bắt nguồn từ lòng trắc ẩn và thể hiện rõ trong các tác phẩm Ueber die Grundlage der Moral (Trên cơ sở đạo đức), The Two Main Problems of Ethical Science (Hai vấn đề chính của khoa học đạo đức). Quan điểm của Schopenhauer về đạo đức không nhằm mục đích thiết lập các quy tắc hay luật lệ nghiêm ngặt để con người phải tuân theo, mà tập trung vào việc nghĩ đến hạnh phúc, duy trì hạnh phúc và không làm hại người khác. Tư tưởng của ông đã đã có ảnh hưởng lớn đến các trí thức từ nhiều lĩnh vực như nhà tâm lý học Sigmund Freud, triết gia Ludwig Wittgenstein, triết gia Friedrich Nietzsche, nhà vật lý Erwin Schrödinger…

Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người - hình 4

Với công năng thức tỉnh và sáng tạo, cà phê cùng hàng quán cà phê đã trở thành năng lượng xúc tác và nơi chốn thúc đẩy việc tìm kiếm lời giải đáp về bản chất con người, cũng như con đường đi đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Với tình yêu, niềm đam mê với cà phê, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu toàn diện lịch sử của cà phê, sự ảnh hưởng của cà phê đối với sự tiến bộ văn minh của nhân loại, tạo tác nên ba nền văn minh cà phê Ottoman – Roman – Thiền. Trong đó, cà phê Thiền được sáng tạo trên nền tảng triết lý nhân sinh phổ quát của phương Đông – một nền văn minh cà phê đến từ phương Đông, có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực hơn trong thế giới đầy biến động và phức tạp hiện nay. Đây là triết lý cà phê do Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo nên, hướng đến sự tỉnh thức trong hiện tại, nhận ra được mục đích sống của mình trong tương quan với cộng đồng, hướng tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ với những nguyên tắc ứng xử Minh Triết Hoà – Kính – Thanh – Tịnh – Trách Nhiệm và Tôn tạo.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Đón đọc kỳ sau: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao